Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Ý đẹp lời hay: Sự khiếp hãi

Trên báo Văn Nghệ số ra ngày 21.11.1988, nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút nổi tiếng thời chiến tranh đánh Mỹ với những tác phẩm Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng... khi nhận định về thái độ của nhà văn (nói riêng) và con người (nói chung) trước những vấn đề của cuộc sống đương thời đã thắng thắn chỉ ra:

"Cái lỗi lớn nhất của mỗi người chúng ta là đã khiếp hãi trước cái xấu và cái ác. Và, lâu dần dường như không làm gì được thì chúng ta coi như không có nó - cuộc đời không có cái xấu và cái ác đang hoành hành, đang chi phối số phận của con người, coi như cuộc đời không có oan khiên, oan khuất".

Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, nếu xét tuổi tác, là bậc đàn anh; nếu xét phẩm cách-cống hiến, là bậc thầy của thế hệ lãnh đạo chế độ hiện nay. Sự chân thành của ông, nhất là trong bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (trên báo Văn Nghệ, năm 1987) đáng để chúng ta, những kẻ hậu sinh coi là tấm gương soi thanh lọc mình.

Tưởng nhớ tròn 24 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Minh Châu (23.1.1989)

25.1.2013
Nguyễn Thông

14 nhận xét:

  1. +Hãy nghe Nguyễn Minh Châu tự bạch:"Tự bạt chiều cao cho thấp đi để khỏi chạm trần,tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng,để đi lại thoải mái trong cái hành lang kia".
    67 năm qua,cái gì đã khiến một dân tộc có quá nhiều văn nghệ sĩ tài năng đành phải cố giấu đi cái rung động thật lòng để viết những điều giả dối.Gần hết thời gian vòng đời của một người,cả đất nước nổi tiếng giỏi văn thơ không có được một tác phẩm văn học tiêu biểu,để đời.Tội ác này
    so với tham nhũng,nó còn hiểm ác gấp vạn lần.
    +Càng nghĩ càng xót ,càng đau đời cho những Trần Dần,Thạch Quì,Nguyễn Tuân,Văn Cao...
    +Đến giây phút cuối đời,người nghệ sĩ chân chính mới dám thốt ra:
    "Anh nghe có châu thành xa nên đẻ ra một đoàn ngựa chiến để đi tìm/Đến nơi.Không có châu thành nào cả!/Đau đớn nhìn đoàn tuấn mã/Mà có người yêu ngựa dám đổi cả Châu Thành xa(Chế Lan Viên).
    "Hãy cho tôi được phép chối từ/Vẫy chào cõi thực
    để vào hư/Trong hơi thở cuối dâng trời đất/Cũng vẫn si tình đến ngất ngư(Xuân Diệu).
    "Trộm anh một chút nắng xuân/Những cái khác,không có phần của tôi/Anh yên mà vét lộc đời/Thản nhiên mà nói những lời thánh nhân/Trời cao đâu có kề gần!(TMĐ).

    Trả lờiXóa
  2. Nhà văn Nguyễn Minh Châu là người sớm nói lên khát vọng dân chủ trong đời sống văn nghệ và tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, điều mà nhà văn trăn trở từ lâu


    “Theo tôi, làm một thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách, kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì sâu xa để đời (...) Ở cái chỗ này tôi thấy có cái gì đang thử thách, lại thử thách từng người rất tinh vi, ai ra sao nó lại lộ ra thế...”
    Nhà văn Nguyễn Minh Châu

    Trả lờiXóa
  3. Tôi được đọc "Mảnh trăng cuối rừng" của N.M.C lần đầu tiên được in trên Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, khi ấy tác phẩm này còn chưa được đưa vào sách Trích giảng Văn Học. Trước nữa, tôi cũng từng "nghiền" "Dấu chân người lính"... và cũng trong thời ấy, cùng với những "Mẫn và Tôi" (Phan Tứ); "Dòng sông phẳng lặng" (Chu Lai)... dường như đã thiết kế nên những hình tượng về con người XHCN. Nếu như còn niềm tin thì hẳn phải cám ơn những nhà văn này! Hỡi ôi, niềm tin đã bị mất dần, phải chăng hỌ "có lỗi" khi đã gieo một lý tưởng hư vô cho những thế hệ con người một thời trong dĩ vãng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. "Mẫn và Tôi"
      "Dòng sông phẳng lặng" ...
      các văn nô Phan 4, Trai Lu !!! "có lỗi có tội" khi đã gieothuốc độc loại cường toan acid hay cyanur đỏ vào tận óc sọ những thế hệ Trẻ !!!!
      Chính các bác văn nô Phan 4, Trai Lú Trai Lơ ấy cũng chẳng biết chẳng hiểu Xuống Hố Cả Nút là CÁI CHI CHI  !!!

      Xóa
  4. Nếu em không nhầm thì bác Nguyên Ngọc những năm đó làm Tổng biên tập. Mà chỉ có cụ Ngọc to gan nhớn mật mới cho in những "thứ dữ" đó thôi. Còn bác NTH sau này có nhử kẹo cũng... "báo bổ". Bác Đỉnh hổng rõ có máu như cụ Ngọc không hỉ?

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ 1 câu nói của NVL "Đảng cởi trói cho văn, nghệ sỹ" là đủ nói lên tình cảnh của vns nói riêng và dân mình nói chung dưới chế độ cộng sản!

    Trả lờiXóa
  6. "Đảng cho tôi xương sống của tâm hồn
    Sợi chỉ đỏ xâu tế bào rời rã
    Một tiếng gọi của biển người sâu cả
    Đã trở về nuôi sống thơ tôi
    Đã trở về nuôi sống hồn tôi..."
    Đoạn thơ da diết của nhà thơ tiền bối,danh tiếng ông được nhiều thế hệ Việt tôn thờ kính trọng,nói với chúng ta rất nhiều.Đừng bắn súng vào quá khứ.Các nhà văn , nhà thơ, nhà báo lớp trước chẳng có gì đáng hổ thẹn với tiền nhân nước Việt.Với niềm tin , lý tưởng của họ, tác phẩm và hành động của thế hệ đi trước đã làm tròn sứ mạng của mình với quốc gia , dân tộc dù lịch sử đặt ra biết bao thử thách.Chúng ta mới phải hổ thẹn trước phẩm cách, tâm hồn và sự nghiệp họ.
    Ở thời đại ta ,ta làm được gì?Giặc ngoại xâm ngấp nghe bờ cõi, gian thần, tặc đảng hoành hành nơi triều chính,lũ việt gian đổi trắng thay đen lăm le bán nước, ta đã và định làm gì?
    Gạt bỏ 3 triệu người con nước Việt khỏi cộng đồng dân tộc 80 triệu dân?Nhân danh ai,nếu không nói đó là sự ngu xuẩn tiếp tay làm suy yếu nhân dân.Và cũng chẳng thể làm được.
    Thay thế sự ngây thơ, ấu trĩ bị lọi dụng bởi sự độc tài tham quyền cố vị trong quá khứ bằng thứ chủ nghĩa cơ hội,dán cái nhãn hào nhoáng rỗng tuếch nhân quyền, thế giới tự do của phương Tây?
    Vì sư chửi Phật ,do cố đạo mắng Chúa,đổ lỗi cho hoàn cảnh ...thế mà ta lại phê phán thế hệ đổ xương máu lập nước à?Không biết nhục sao?

    Trả lờiXóa
  7. Trước khi viết ý kiễn của mình, tôi xin lỗi các nhà thơ, nhà văn chân chính để kể 1 chuyện tiếu lâm hiện đại sau:
    " Thế giới tổ chức thi kiến trúc sư giỏi. Khi chấm đến bài thi của kiến trúc sư Việt nam ta thì họ rất ngạc nhiên vì bản thiết kế nhà 3 tầng , nhưng không 1 tầng nào có toa lét. Ban giám khảo yêu cầu thí sinh Việt nam giải thích.
    Vị KTS - thí sinh Việt ta giải thích rằng: Tầng 1 để bố trí nhà trẻ, chúng tôi nuôi chó nên chó sẽ dọn phân các cháu. Tầng 2: cho sinh viên ở cũng không có toa lét vì sinh viên nước tôi đói, không có gì ăn , nên chúng không đi toa lét. Còn tầng 3 bố trí cho các nhà văn nước tôi ở lại càng không phải bố trí toa lét !
    BGK: - sao vậy?
    Thí sinh ta: - vì các nhà văn ở nước tôi là lũ " xôi thịt" nên chúng đã ỉa vào mồm nhau mà !!!
    Đến bây giờ bọn cướp đến nhà: giết con , hiếp vợ nhưng vì nỗi sợ " mất sổ hưu" nên không dám " ẳng " lên một tiếng , mà còn vênh mặt lên nói: " 4 tốt và 16 chữ vàng " !

    Trả lờiXóa
  8. Thời ấy, cụ Nguyên Ngọc làm TBT tuần báo Văn nghệ. Chỉ có cụ Ngọc to gan, nhớn mật mới dám đăng loại bài thứ dữ đó thôi (cho dù TBT Nguyễn Văn Linh vừa mới cởi thừng trói VNS).

    Trả lờiXóa
  9. lung tung luận viênlúc 19:29 26 tháng 1, 2013

    Với 2 entry khá hay:hạnh vô úy và cái huông trên cầu Nhị thiên đường tưởng như bác Thông và các chư vị còm sĩ tài cao học rộng của bác đã kiến giải đầy đủ về SỰ SỢ HÃI rồi chứ?Sao lại phải nhai văn nhấm chữ của nhà văn Nguyễn minh Châu?Ô hô hô thế thì đầu tiên ta phải bàn về chữ Hèn và Dũng mới phải chứ.Có thế ta mới đi hết con đường hiểu được chữ Giác Ngộ,đi có 1/2 con đường thì vài chục entry nữa cũng giải quyết vấn đề gì?
    Trừ khi các bác thực chất chỉ muốn tìm chỗ ị cái bất mãn
    cái hậm hực bất đắc chí một cách hợp nhãn ,thỏa lòng ruột thôi.Cụ Nguyễn minh Châu qui cái lỗi lớn nhất của chúng ta là SỢ cái Xấu và cái Ác.Một lũ các bác nhâu nhâu phụ họa mà xem ra chẳng hiểu thế nào là Xấu là Ác.Đơn giản nhất các bác buộc cho cộng sản.Có bác lại tự đắc với cái hiểu biết vịt giời mang đậm chất vô ơn của mình khi cho công lao trời biển của cha anh là hư vô, là vô nghĩa.Đọc sách, ngẫm đời phải đến nơi.Sự nghiệp phải do mình tạo dựng, đừng ăn bám mới hiểu;
    Thiện và Ác,Xấu và Tốt là phạm trù cơ bản của đạo đức học.Thiện là đẹp,tốt,là sự đánh giá đạo đức,phù hợp với xã hội,lịch sử và giai cấp.Ác là độc, ác, xấu, hại là sự đánh giá đạo đức ngược với xã hội lịch sử và giai cấp.
    Cũng như nhiều giá trị định hình trong sự phát triển loài người, thiện và ác có tính tương đối.Có những ý nghĩa và hành vi được coi là đạo đức trong xã hội, gia đoạn phát triển lịch sử này không còn là đạo đức trong xã hội khác, giai đoạn phát triển lịch sử khác.Vì vậy cái thiện khi mới ra đời có thể bị lên án là cái ác nhất là trong cuộc chiến với trật tự cũ đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hóa.Khi cái mới chưa thay thế hoàn toàn cái cũ,giai đoạn nhập nhằng các giá trị giả tạo, cơ hội, nhiễu loạn của lũ đầu cơ chính trị sẽ mọc ra nhan nhản.Theo các nhà hiền triết;Lý trí ngủ say sinh ra quái vật.Lại nữa:Không có chính đạo thì cái ác hoành hành.Mà cái Ác, cái Xấu thì nhiều bộ mặt lắm.Đúng thay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tính bản thiệnlúc 20:44 26 tháng 1, 2013

      Hay.Có lý.Bác thainguyendinh nói"thõi"hơn không thì nói đi?Xem ra không phải cả vú lấp miệng em,bầy đàn là có lý nhể?

      Xóa
  10. Người bình thườnglúc 01:20 27 tháng 1, 2013

    Có phải:
    Chúng ta đang được sống trong sự hồi hộp và lo lắng triền miên...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay thì trăm dân quen với phớt rồi, nếu có "ủm" gì đó thì chỉ hơi để ý một tẹo rồi lờ thôi. Phải thế không ạ(?)

      Xóa
    2. Đồng ý với bạn.Trong một xã hội nhiều biến động đảo lộn,dự báo nhiều thay đổi như ở Việt nam, cảm xúc đó là tất yếu xảy ra.Đó chính là nỗi sợ hay sự sợ hãi cảm xúc nàyđược coi là khả năng nhận biết các mối đe dọa.Qua đấy đánh thức dự báo mối nguy hiểm cho con người.Con người cần chạy trốn hay đương đầu với nó.Theo Durrenmat nhà văn hiện đại Thụy Sĩ bao gồm 2 nguyên nhân:
      Nguyên nhân kinh tế xã hội:Thế lực đồng tiền cộng với thái độ vô cảm chiếm ưu thế trong quan hệ con người nuôi dưỡng và phát triển cái ác.
      Nguyên nhân nhận thức tư tưởng:Chủ thuyết ổn định và phát triển xã hội đánh mất vai trò của nó, mất dần tính chính danh,suy đồi và thoái hóa ngay trong lực lượng nòng cốt của nó,biến chất so vơi tính nguyên thủy,sơ cứng trong giáo điều không còn khả năng nảy sinh và đổi mới.Bản năng xã hội loài người phải tìm chủ thuyết và sự ổn định mới.
      Từ đấy việc không dự đoán được diễn biến,mất phương hướng trong hành động,biến động trong các tiêu chuẩn hành vi làm con người hồi hộp, lo lắng và hoang mang.
      Đây chính là lúc con người bình thường như chúng ta cần xây dựng đức tin.Ở thế giới này,theo các nhà triết học cổ,để phát triển xã hội, loài người phải biết chấp nhận cái ác như là một biểu hiện động lực của sự phát triển.Theo Hegen,những dục vọng của con người-lòng tham lam và sự ham muốn quyền lực-chính lại là đòn bẩy của sự phát triển thuần vật chất của lịch sử.Có đức tin đúng ,quá trình khởi đầu minh triết sự vật sẽ mở cho chúng ta con đường nhân thức không còn sợ hãi.




      Xóa