Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Lạm phát quan

Đọc những thông tin dưới đây, không bức xúc mới là chuyện lạ. Chả là Báo Thanh Niên cho biết Sở Nội vụ Nghệ An vừa kiểm tra một số cơ quan trong tỉnh, phát lộ thực tế kinh hoàng: những đơn vị này đang có tình trạng lãnh đạo đông hơn nhân viên, chẳng hạn Phòng Tài chính kế toán (Sở NN-PTNT) có 15 người thì “sĩ quan” chiếm phân nửa gồm 1 trưởng phòng, 6 phó phòng; Phòng Tài chính kế toán (UBND H.Anh Sơn) còn phá kỷ lục hơn: tuy chỉ có 4 biên chế nhưng “sĩ quan” trăm phần trăm: 1 trưởng và 3 phó.

Đó là thực tế cay đắng ở một tỉnh nghèo dân đông còn rất nhiều khó khăn. Cũng không hẳn “mô hình” này phổ cập đại trà tại hầu hết các tỉnh thành, quận huyện trên đất nước ta nhưng người dân có quyền nghi ngờ ở một địa phương giàu truyền thống cách mạng, được trung ương quan tâm chăm chút mà còn thế, vậy những nơi khác sự lạm phát, phung phí “nhân lực cấp cao” sẽ đến mức nào. Cứ hình dung ra điều khó xử: toàn những quan là quan, vị nào cũng ý thức được vai trò lãnh đạo chỉ đạo của mình, rốt cuộc chỉ thiếu người thực hiện. Ở mấy cái cơ quan nói trên, thật vô phúc cho kẻ nào lọt vào đó làm nhân viên. Từ việc công đến điều sai vặt chắc phải cõng tất. Trăm dâu đổ đầu tằm, không làm thì ai làm. Vẫn biết quan có việc của quan, dân có việc của dân nhưng bộ máy toàn quan hoặc quan nhiều hơn dân sẽ hoạt động thế nào, chả nói ra ai cũng hiểu. Xin nhớ rằng đối tượng bị coi là lạm phát đó đều hưởng lương ngân sách, lương cao, được nuôi bằng tiền thuế của dân, của những con tằm.

Đức Khổng tử xưa đã phân biệt khá rạch ròi bộ máy và quan hệ trong xã hội: "không có người quân tử, lấy ai cai trị kẻ tiểu nhân. Không có kẻ tiểu nhân, lấy ai làm nuôi người quân tử". Xã hội ta hiện nay về lý thuyết không chấp nhận quan hệ quân tử - tiểu nhân nhưng trên thực tế vẫn chưa thoát khỏi quan niệm cùm trói ấy. Chỉ khác ở chỗ quân tử được mang danh cán bộ, đày tớ của nhân dân. Và khác ở chỗ nữa, có ngày quân tử sẽ chết đói vì nhìn đâu cũng chỉ tuyền quân tử, không có tiểu nhân thì lấy đâu người nuôi dưỡng họ. Đó là chưa kể nguy cơ "quan là quan thì quan quàn dân, con là dân thì dân dần quan" nếu tiểu nhân-dân bị dồn nén quá mức, bị đẩy đến bước đường cùng.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Ông và cháu

-Cháu: Ông ơi, sao người ta cứ đến 60 tuổi lại về hưu hả ông?
-Ông: Thì đến lúc đó là già rồi, đầu óc lẩn thẩn, chân tay yếu ớt, phản ứng chậm chạp tất phải nghỉ thôi. Nghỉ cho người trẻ hơn làm thay.
-Sao cháu thấy trên tivi đầy ông bà nhớn tuổi hơn cả ông cụ Đẹn nhưng vẫn làm lãnh đạo đó...
-Ừ, à..., chắc họ là siêu nhân, cháu ạ. Vả lại quy định do họ đặt ra, họ muốn thế nào chả được.
-Thế thì sau này cháu sẽ làm lãnh đạo, cháu công tác đến 120 tuổi, nhà mình tha hồ giàu, ông nhỉ.

30.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Tâm tình cùng Hà Tĩnh

BÁ TÂN 
       Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh ) là đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm thu phí bảo trì đường bộ với xe máy. Thành đơn vị đầu tiên của cả nước, chẳng hiểu do địa phương này xung phong hay được ngành chuyên trách ở trung ương chỉ định?

       Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị phường-xã, thực hiện thu phí đường bộ đồng loạt từ 28.1.2013. Trước đó, từ 15.1, riêng phường Thạch Quý thu phí đạt 80% chỉ tiêu. Dự kiến, đến hết tháng 1.2013 thành phố Hà Tĩnh hoàn thành chỉ tiêu khoản thu này. Tiếp đó, từ bài học của thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh triển khai đồng loạt thu phí trên địa bàn toàn tỉnh.

      Thành phố Hà Tĩnh tiến hành thu phí đường bộ như là một chiến dịch. Cách làm mang tính phong trào, như đã từng diễn ra với nhiều loại phong trào khác. Dự kiến đến hết tháng 1, trong khi nhiều địa phương chưa hề rục rịch, thành phố Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉ tiêu thu phí đường bộ 2013. Về tính phong trào mà nói, đơn vị này xứng đáng là ngọn cờ đầu cả nước.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Đọc lại một truyện của Phùng Quán

Thằng khùng
PHÙNG QUÁN
(viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân (không phải là nhà văn cùng tên) khi cùng ở trong tù)

*
“…Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Chơi bẩn

BÁ TÂN 
         Thuở ấu thơ, đố ai mà tránh được chơi đùa ngịch bẩn. Sinh ra ở nông thôn, gắn liền đất bùn cát bụi, nghịch bẩn càng không thể tránh.

         Lớn lên, kể cả vùng nông thôn, người ta không còn chơi bẩn. Sục chân xuống bùn. Tay ngập trong phân. Việc đồng áng buộc phải như vậy, đó không phải là trò chơi bẩn thỉu.

          Hết thời nghịch bẩn, có một số kẻ (nằm trong một bộ phận không nhỏ) chuyển sang chơi bẩn. Không phải vô bổ cười xòa. Loại người đó chơi bẩn là để lập thân lập nghiệp.

          Trang phục bóng lộn. Nơi ăn chốn ở khác chi cung đình. Hoàn toàn xa lạ với đất bùn, cát bụi. Thế mà họ lại chuyển hóa từ nghịch bẩn thành chơi bẩn với đồ bẩn vượt xa loài cầm thú.

Thiện nguyện

Càng cận tết, những thông tin từ thiện xuất hiện càng nhiều trên mặt báo và các chương trình phát thanh, truyền hình. Nơi này thì mấy doanh nghiệp tổ chức đoàn về vùng sâu vùng xa tặng tiền tặng quà giúp gia đình nghèo khó; nơi kia những đoàn thể, tổ chức, cá nhân đi thăm hỏi người già yếu bệnh tật, gia đình thương binh liệt sĩ, neo đơn; nơi khác sinh viên học sinh chia thành từng nhóm vào các trại mồ côi, nhà dưỡng lão chia sẻ an ủi những cảnh đời phận người bất hạnh… Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều ấm lòng không chỉ người nhận mà cả người cho.

Con người sinh ra vốn tính thiện. Thiện là bản tính, người xưa gọi bằng thiên lương. Sự bất lương, vô lương chỉ nảy nòi khi con người chòi đạp tranh giành bất cần trong cuộc sống xã hội. Điều đáng mừng ở chỗ dù xã hội loài người đã trải qua bao biến thiên dữ dội, phức tạp nhưng cái thiện, điều thiện vẫn luôn phổ biến, thắng thế, tạo cho con người niềm tin ở đời, ở người.

Tôi nhớ những năm chiến tranh ở miền Bắc, khi máy bay Mỹ bắn phá ném bom các thành phố, thị xã, những vùng trọng điểm, người dân phải đi sơ tán; cơ quan trường học, xí nghiệp cũng phải chuyển về vùng thôn quê để đảm bảo sinh hoạt hằng ngày, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Bà con nông dân đã đón người sơ tán bằng tất cả sự đùm bọc yêu thương. Dù cuộc sống thời chiến còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn nhưng dân quê đã nhường nhịn, sẻ chia căn nhà, chiếc giường, bơ gạo, lít dầu… cho người thành thị vốn đã quen cuộc sống đủ đầy. Không hề tính toán so đo. Đối xử bằng tình bằng nghĩa. Những lứa học sinh, sinh viên từng đi sơ tán về các vùng quê thời ấy, ngoài kiến thức học được từ nhà trường còn nhận được những tình cảm vô bờ, sự nhường nhịn hy sinh vô tư của người dân chân chất mộc mạc. Những điều ấy không có trong sách vở nhưng theo mãi cuộc đời.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Thẩm định tác phẩm hay thẩm định tác giả?

PHẠM CHU SA
Vừa qua, Công ty sách Phương Nam phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành cùng lúc 3 tập truyện của nhà văn nữ Trần Thị NgH. Đây là cây bút  truyện ngắn có bản sắc, xuất hiện khá đều trên các tạp chí văn học miền Nam đầu những năm 1970. Đáng mừng là từ sau 30.4.1975 đến nay, tức sau gần 38 năm, cây bút nữ này mới tái xuất hiện mà vẫn được giới thiệu trang trọng trên trang văn nghệ của một số báo, tạp chí. Dĩ nhiên chính là nhờ sự “khéo tay”sắp xếp của công ty làm sách có nghề, đã đầu tư kỹ lưỡng trong cả việc ấn loát khá đẹp lẫn PR có bài bản. Đó là chuyện bình thường trong kinh doanh- dẫu là kinh doanh văn hóa- trong cơ chế thị trường.

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Tình ta biển bạc đồng xanh

Mấy bữa ni mình bị cảm cúm nên mắc thêm bệnh lười, ngại việc. Thế mới biết sức khỏe là quan trọng, không được xem thường như mình đối xử với nó lâu nay. Vậy chỉ có đôi nhời về bài hát này.

Tình ta biển bạc đồng xanh của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương, cái tên người chỉ vừa nghe đã thấy chất Huế. Có một thời gian dài, đi đâu, chỗ nào, lúc nào cũng nghe réo rắt, véo von "thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng, thuyền anh ra khơi có ngại chi sóng gió...". Nhiều người thích bản song ca Anh Thơ - Việt Hoàn. Còn ở đây mình giới thiệu bản do Phan Huấn - Tuyết Thanh, những người đầu tiên thể hiện Tình ta biển bạc đồng xanh.

Chúc bạn yêu nhạc thêm niềm yêu cuộc sống.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

27.1.2013
Nguyễn Thông

Vuông tròn

Khối cầu tròn khuyên bảo khối vuông:
-Sao cậu không tự chuốt tròn nhẵn nhụi như tớ cho dễ lăn, suốt ngày ngồi một chỗ, tội nghiệp cậu quá.
-Cám ơn cậu. Tớ cũng biết thế, nhưng không còn góc cạnh, tớ sẽ không phải là vuông nữa.


27.1.2013
Nguyễn Thông

Phản văn hóa

So với thời chưa xa, việc đi nước ngoài giờ đây dễ như làm chút công chuyện nhà, thậm chí với không ít người còn thường xuyên như cơm bữa. Đi để vui chơi, để mở mang tầm mắt, học hỏi cách làm ăn, lối cư xử ở xứ người. Và điều này là thực: rất nhiều du khách sau chuyến tìm tòi quan sát trên đất bạn đã mang về lời phàn nàn, nhưng không phải khó chịu về bạn mà vận vào ngay chính xứ mình, dân mình. Một người bạn tôi năm nào cũng qua Thái Lan, Singapore, Campuchia bảo rằng đừng nói những chuyện chi xa xôi, chỉ cần thấy người ta ứng xử nơi công cộng mà thèm. Sao mình không làm được như vậy? Bạn tôi hỏi thế.

Câu hỏi đơn giản mà vấn nạn ấy tôi chưa kịp giả nhời nhưng với những gì cọ xát hằng ngày quả thấy có những chuyện tưởng chừng nho nhỏ mà rất khó chịu, bực bội, làm tổn hại hình ảnh một đất nước và người dân vốn được coi là thân thiện, dễ mến.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Chùm ảnh lớp C2 Dự bị đại học TP.HCM khóa 1983

Thứ bảy 19.1, kiểm sát viên Trung Kiên đã chờ sẵn tại cổng trường Đại học Tổng hợp cũ để làm nhiệm vụ đưa rước đoàn đại biểu cấp thấp đến thăm nhà cấp cao mãi tận cù lao Long Phước, Q.9. Vợ chồng Nguyễn Hoa - Hạnh quá chu đáo, phái nguyên một chiếc ô tô 14 chỗ với chú Phú tài xế mai phục từ sáng sớm. Suốt bao năm đứng đầu một doanh nghiệp nhà nước- Công ty giấy Vĩnh Huê- mà vẫn trụ vững, làm ăn giỏi, nuôi được công nhân, không bị chao đảo trong tình trạng kinh tế chung suy sụp, phải công nhận Nguyễn Hoa là đứa giỏi. Nó có chức vị xã hội, giàu sang phú quý nhưng chơi với bạn rất tình cảm, thật lòng nên bạn bè quý mến, bằng chứng là cuộc gặp gỡ ở nhà nó mà mình sắp kể đây.

Lần lượt là mình, Lan Hương, Bích Ngọc, Thu Lan tề tựu. Kiên gọi cho Nguyễn Minh Tâm (thằng này tên như con gái), nó bảo đang mắc tí việc, cứ đi trước nó sẽ đến sau. Ban đầu cứ ngỡ cù lao thì cù lao nhưng ở quận 9 chắc cũng chẳng bao xa, ai ngờ xe vòng vèo vòng vèo, cuối cùng dừng lại trước cổng khu nhà vườn rất oách (gần bằng dinh của chủ tịch nước ở Bình Dương), nhìn sang bên kia sông là đất... Long Thành, Đồng Nai. Thảo nào xa thế.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Ý đẹp lời hay: Sự khiếp hãi

Trên báo Văn Nghệ số ra ngày 21.11.1988, nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút nổi tiếng thời chiến tranh đánh Mỹ với những tác phẩm Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng... khi nhận định về thái độ của nhà văn (nói riêng) và con người (nói chung) trước những vấn đề của cuộc sống đương thời đã thắng thắn chỉ ra:

"Cái lỗi lớn nhất của mỗi người chúng ta là đã khiếp hãi trước cái xấu và cái ác. Và, lâu dần dường như không làm gì được thì chúng ta coi như không có nó - cuộc đời không có cái xấu và cái ác đang hoành hành, đang chi phối số phận của con người, coi như cuộc đời không có oan khiên, oan khuất".

Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, nếu xét tuổi tác, là bậc đàn anh; nếu xét phẩm cách-cống hiến, là bậc thầy của thế hệ lãnh đạo chế độ hiện nay. Sự chân thành của ông, nhất là trong bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (trên báo Văn Nghệ, năm 1987) đáng để chúng ta, những kẻ hậu sinh coi là tấm gương soi thanh lọc mình.

Tưởng nhớ tròn 24 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Minh Châu (23.1.1989)

25.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Lẩn thẩn nhớ... cẩu ở Trường Sa

Bài và ảnh: XUÂN BA
Thời điểm chót năm có lẽ cũng nên làm tí ti tổng kết!

Chắc nhiều đứa trong K17 chưa biết, có một sự cố khi thực hiện cuốn kỷ yếu Một thời và mãi mãi.

Cái đầu na ná thứ sọt rác của mình từ khi đi Trường Sa về tự dưng chứa thêm một thứ nữa, không biết là vào cái ngăn nào, như người ta vẫn nói chữ là ký ức hay bộ nhớ gì đó?

Ấy là nhớ... chó!

Học bạn

BÁ TÂN 
Học thầy không tày (bằng) học bạn. Ông cha ta đúc rút kinh nghiệm như vậy. Bài học ấy mãi mãi có giá trị.

Nghề nào, làm việc gì cũng có thể và cần phải học bạn. Kể cả vấn đề hệ trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Philippines vừa quyết định đưa vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Thay vì tranh cãi tay đôi, thậm chí còn bị nước lớn bắt nạt, Philippines chuyển hướng giải quyết thông qua tổ chức luật pháp cao nhất của thế giới. Hãy chờ phán quyết. Chắc chắn Trung Quốc không dại gì (và cũng không dám) làm trái phán quyết của tòa án quốc tế.

Dành cho K17: Một người bạn cũ

Hôm nay, đọc báo Thể thao&Văn hóa, chợt thấy gương mặt... quen quen. Hóa ra là ông bạn Valeriu người Romania cùng học thời sơ tán trên Hà Bắc. Cuốn kỷ yếu K17 Một thời và mãi mãi vừa phát hành có nhiều đoạn các bạn nhắc đến mấy ông Tây sinh viên đặc biệt này. Mùa đông năm 1972 tại thôn Sát Thượng (còn có tên khác là Thân Thượng), xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) cả bọn "lên giảng đường" nghe thầy cô giảng bài trong cái rét run cầm cập. Cả lớp cứ ấn tượng mãi chuyện không biết "thằng" Valeriu hay "thằng" Enver (Albania) trong giờ học ngữ âm tại ngôi đình chứa đầy rơm thóc đã bưng ngay chiếc bệ của thành hoàng trên ban thờ xuống lót đít ngồi rất tự nhiên, đếch biết sợ là gì. Hết chiến tranh, về Hà Nội, bọn nó được ở riêng học riêng với các thầy Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Tài Cẩn... nhưng kỷ niệm về mấy bạn Tây này rất khó phai trong lứa bạn bè K17 văn khoa Tổng hợp.

Valeriu Arteni ơi, xin chào nhé.

Một người Romania đặc biệt

Triển lãm đã thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng Thủ đô và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, tôi bắt gặp một người Romania đã hòa cùng nhóm sinh viên Hà Nội vỡ òa trong niềm vui vô bờ khi nghe tin Hiệp định Paris về hòa bình ở Việt Nam được ký kết.
Ông là Valeriu Arteni, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, hiện là Trưởng Đại diện ngoại giao Romania ở Hà Nội. Ông kể: "Tôi sang Hà Nội học vào đầu thập niên 1970, khi đất nước các bạn đang trong chiến tranh chống Mỹ. Trong 12 ngày đêm Hà Nội đối mặt với B-52 của Mỹ, tôi cùng những người bạn trong lớp sơ tán trong một ngôi làng ở Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang hiện nay - PV). Chúng tôi ở tại một ngôi chùa, ngày ngày học bài, cày cuốc và nghe tiếng mõ, tiếng cầu kinh yên bình. Trong khi đó, nhiều bạn khác trong lớp tôi đã tình nguyện ở lại bảo vệ đất trời Thủ đô, một số không nhỏ khác cũng đang chiến đấu trong các chiến trường miền Nam.
Các bạn không thể hình dung được những tháng ngày êm đềm ở ngôi làng Hà Bắc đó, chúng tôi đã phấp phỏng về Hội nghị Paris thế nào. Vì hội nghị ấy liên quan trực tiếp tới đất nước, thành phố chúng tôi thương yêu.

Hãy làm gương

Tôi thiết tha đề nghị các cơ quan nhà nước, các vị cán bộ cấp cao hãy nghiêm chỉnh, gương mẫu việc thực thi Công ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã (CITES). Trong khi những cơ quan chức năng, pháp luật của ta ngày đêm ngăn chặn các vụ săn bắn trái phép, xâm hại, buôn bán sừng tê, ngà voi, động vật hoang dã... thì việc phô bày mấy chiếc ngà voi tại nơi công quyền rõ ràng là hành vi phản cảm, đi ngược với lời nói và sự cam kết, gây dư luận không tốt.

(ảnh trên báo Công an nhân dân số ra ngày 23.1.2013)

Nhân dân muốn nhìn các vị quan chức với hình ảnh lúc nào cũng sạch, ở đủ mọi khía cạnh. Có như thế mới làm gương được trước đám đông.

Lời nói thẳng khó nghe, nhưng các vị ngẫm lại xem tôi góp ý có đúng không.

24.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Về

Tặng bạn Nguyễn Việt Chiến

Về hưu chẳng giống về quê
Quê còn có vườn có tược
Bà con làng xa xóm gần
Mời nhau củ khoai lang luộc

Về hưu chả giống về nhà
Nhà có vợ hiền tần tảo
Cháu con suốt ngày nhộn nhạo
Chú đốm chờ chủ canh khuya

Hưu không như đi công tác
Nay đây mai đó la cà
Gặp toàn ông to bà nhớn
Chân dài chân ngắn tít mù

Hưu là cái chốn hư vô
Trống trước trống sau trống hoác
Không người không ruộng không khoai
Thời gian đếm từng khoảnh khắc

Nhưng bù lại, mình có được
Những phút giây thực là mình
Tất cả xưa thành ảo mộng
Chỉ còn chú đốm thức canh.

23.1.2013
Nguyễn Thông

Luật cũng không bằng nghị định

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú có nhiều bài phân tích sắc sảo những vấn đề, chính sách kinh tế. Trên tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn, trong bài Quyền tự do kinh doanh tác giđã đề cập đến những bất hợp lý, vô lý về quản lý thị trường vàng của nhà nước thời gian qua. Bài báo có đoạn:

"Nhìn lại những chủ trương thời kinh tế bao cấp như xem mỗi huyện là một pháo đài kinh tế đủ cả công nông nghiệp, dẫn đến chuyện ngăn sông cấm chợ, ngày nay ai cũng dễ vạch ra cái sai lầm, ấu trĩ của thời đó. Để rồi bây giờ chúng ta lại quay về kiểu cấm đoán mà lập luận phản bác cũng dễ nhận được sự đồng tình khi nhìn lại nhưng vào thời điểm hiện tại thì quán tính đang buộc mọi người xem đó là chuyện bình thường.
 
Từ 12.000 điểm giao dịch vàng xuống còn chưa đầy 2.500 điểm, thực chất chỉ do 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp điều hành, liệu việc triệt tiêu cạnh tranh đã rõ chưa? Một khi không còn môi trường cạnh tranh, chuyện ép giá đối với người dân là nguy cơ rất rõ ràng...
 
Nhìn từ góc độ người kinh doanh, bỗng dưng 10.000 điểm mua bán vàng miếng bị tước mất quyền kinh doanh trong khi Luật Doanh nghiệp không hề thay đổi. Có ai đứng ra giải thích cho họ vì sao họ mất quyền kinh doanh đã ghi vào luật bằng một nghị định đứng dưới luật?".
(theo Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 17.1.2013, trang 9)

23.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Một cuộc phỏng vấn

-Thưa ông, ông sẽ tiếp tục thực hiện những gì đã tuyên bố chứ?
-Không.
-Có trở ngại gì chăng?
-Có.
-Ông có thể cho biết...
-Không.
-Có gì khó nói ư?
-Có.
-Sắp sang năm mới, ông nhắn nhủ gì với mọi người?
-Khò khò khò khò khò...

-(lẩm bẩm) Ngủ mẹ nó mất rồi. Dễ ngủ thế.

21.1.2013
Chân Dài (thực hiện)

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Biết một nửa còn hơn không

Mấy ngày qua, ta hay gặp câu triết lý về bánh mì và sự thật trong bài viết của các "dư luận viên" xung quanh tác phẩm Bên thắng cuộc. Nói chung rất hài. Là kẻ quê mùa ít học, tôi cũng rụt rè thưa với các vị ấy, rằng một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật là một nửa sự thật. Đừng cố tình bẻ queo bảo rằng vì là nửa nên không phải sự thật. Biết một nửa còn hơn không biết gì, càng hơn khi chỉ biết "sự thật" giả dối, méo mó, bị che đậy. Nhiệm vụ còn lại của mỗi người mới biết một nửa là ráng tìm hiểu để biết nốt nửa còn lại kia cho sự thật trọn vẹn, chứ đừng né tránh. Trong một xã hội suốt bao năm sợ sự công khai, đặt ra hàng tỉ thứ rào chắn, cấm kị, "nhạy cảm" thì việc phô bày sự thật dễ làm người này sốc sợ-lo lắng, người kia hả hê-vui mừng. Trước sau, sớm muộn gì cũng phải vậy thôi.

Một người bạn tôi, anh Quang Đông đã viết thế này: “Sự thật hoàn toàn khách quan không bao giờ tiếp cận được nhưng ta có thể đoán bản chất qua một số biểu hiện bên ngoài. Còn lối so sánh có tính áp đặt, nhằm loại cách tiếp cận đa chiều chỉ là cách né tránh đi tìm sự thật”. Tôi cho rằng những người phê phán Bên thắng cuộc nên suy nghĩ về suy nghĩ ấy.

Điểm tin 20.1

Nhà văn quyết trả bằng khen
Đạo diễn chẳng muốn treo tên trong nhà
Đại tá bị lệnh đuổi gà
Bác tổng lo lắng dàn hòa làng vui
Miền bắc nắng ấm chút thôi
Xứ Thanh động đất đứng ngồi chẳng yên
Đà Nẵng phản pháo cấp trên
Chưa xác định ở Phú Yên con gì
Xúm nhau khen, xúm nhau chê
“Bên thắng cuộc” đó, đọc đi, (rồi) hãy mần…

20.1.2013
Nguyễn Thông

Tôn trọng đối thủ

BÁ TÂN
Trong nền bóng đá chuyên nghiệp quốc tế có một nguyên tắc luôn được huấn luyện viên và các cầu thủ tuân thủ nghiêm ngặt: tôn trọng đối thủ. Theo đó, khi đã ra sân, phải chơi hết mình. Dù trên cơ đội kia, cũng phải chơi đúng 100% khả năng để thể hiện tôn trọng đối thủ.

Xem đấu trên sân, khi hai đội cháy hết mình mới là trận đấu hay. Thắng ra thắng. Thua ra thua. Bên thua phải tâm phục khẩu phục. Bên thắng không lên mặt kiêu căng. Thắng - thua trên sân cỏ chuyên nghiệp cực kỳ sòng phẳng.

Hiếm có sân chơi nào có được cái nguyên tắc và kiểu chơi cao thượng như thế.
Đành rằng vẫn có hiện tượng dàn xếp tỉ số nhưng đó chỉ là cá biệt, đám mây lẻ loi trên bầu trời mênh mông trong vt.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Em đi trong ngày hội

Nhạc sĩ Hoàng Tạo là sĩ quan quân chủng Phòng không-Không quân nhưng lại được nhiều người biết đến ở cương vị người sáng tác ca khúc. Hồi những năm cuối 60 đầu 70 bộ đội và nhân dân rất thích những giai điệu tươi vui và hào hùng của Tên lửa ta về bên sông Đà, lạc quan đằm thắm trong Đưa anh đi hái măng rừng, hoặc rất sôi nổi duyên dáng với Em đi trong ngày hội... Cái tên Hoàng Tạo đã gắn với những chặng đường âm nhạc cách mạng thời đánh Mỹ.

Mình nhớ hồi còn là học sinh, hầu như đoàn văn công quân đội nào về biểu diễn phục vụ bộ đội tên lửa ở trận địa Mả Đò quê mình đều có tiết mục Đưa anh đi hái măng rừng, lúc thì đơn ca, khi thì tốp ca. Thời chiến cứ được nghe là sướng, dù văn công quân khu hay tổng cục chính trị cũng chẳng cần phân biệt, thấy bộ đội vỗ tay là bọn trẻ con chúng mình vỗ tay theo rầm rầm. Sau lớn hơn, nghe lại bài này qua giọng ca Bích Lan thì hiểu rằng chị Lan hát hay hơn cả.

Khi đất nước thống nhất, nhiều nhạc sĩ cùng viết về niềm vui sum họp, sự hân hoan của đông đảo người dân bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Người ta hay nhắc đến Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao, Bài ca thống nhất của Võ Văn Di, Sông Hàn vang tiếng hát của Huy Du... và phải kể đến Em đi trong ngày hội của Hoàng Tạo.

Chủ nhật này chúng ta cùng nghe lại nhạc Hoàng Tạo để hình dung ra vẻ đẹp của một thời: những người chiến sĩ-nghệ sĩ "lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa" rất phổ biến lúc bấy giờ.

Vậy mà đã 30 năm

Chiều nay, như mọi năm, mình dọn lại cái tủ sách. Gớm, bụi gì mà bụi khiếp. Dĩ vãng bị phủ bởi hàng tỉ hạt bụi. Lấy ra đập đập vài nhát thì lịch sử phát lộ. Thế mới biết chả có chi ngăn được dòng chảy thời gian. Kèn cựa, tranh giành, thoán đoạt, đố kị, tức tối... nhau để làm gì, có chống được thời gian không? Tự bảo chính mình: Cứ sống như mình muốn, nhưng hãy sống chân thực, hiền lành.
Lẩn mẩn giở xấp giấy và mấy cuốn sổ cũ kỹ. Giật mình. Quá nhiều ký ức. Chen trong đó là trang viết của Trương Nam Hương. Đã 30 năm. Ngày ấy Hương rất hiền lành, cặp kính cận lúc nào cũng ngơ ngác (giờ nghe nói Hương vẫn hiền lành). Hương làm thơ từ hồi ấy, những bài viết xong bao giờ cũng cho mình xem. Cùng lớp với Hương còn có Nguyễn Quốc Chánh. Chánh cũng làm thơ. Cũng đưa mình xem những bài thơ đầu đời. Lúc ấy mình không hình dung ra được cả hai Hương và Chánh sau này đều thành những nhà thơ nổi tiếng, tuy nhiên mỗi người đi theo một lối riêng. Mình quý mến cả hai, một phần vì họ là những học trò đặc biệt trong đời dạy học của mình (trước Hương 5 năm còn có một chị học trò khác- người mình từng hạ bút cho điểm 9 duy nhất trong đời dạy học về một bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều- sau này là một nhân vật-blogger nổi tiếng, mình sẽ viết về chị ấy sau, nếu chị ấy không phản đối).
Hồi Hương còn làm trưởng văn phòng đại diện báo An ninh thế giới, hai cơ quan gần nhau, thỉnh thoảng mình có qua Hương chơi, thầy trò-anh em trò chuyện thân tình. Hương sống có nghĩa có tình, giờ đây giở lại những dòng Hương viết 30 năm trước thấy con người ấy thật thủy chung, nhất quán.
Có những thứ trên đời như cơn gió thoảng. Nhưng cũng rất nhiều thứ, tưởng chả là gì, như trang giấy này, vậy mà nếu ai đánh đổi bạc vàng chưa chắc mình đã đổi.
Giờ tóc đã ngả sương sớm sương chiều, xem lại kỷ niệm 30 năm trước cứ ngỡ đang xanh trở lại.

19.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Pháo hoa còn rực sông Hàn?

Năm nay cầu sông Hàn
Liệu có còn bắn pháo
Ôi xanh đỏ tím vàng
Say pháo hoa mếu máo

Cuộc đời như giấc mộng
Pháo cũng chỉ phù vân
Sông Hàn ơi sông Hàn
Về biển lớn nhân dân

18.1.2013
Nguyễn Thông
 
 

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Bài gốc đã được nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đồng ý

Hôm nay, dư luận và cộng động mạng xã hội có nhiều ý kiến về bài viết của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đăng trên báo Pháp luật TP.HCM, nhất là những đoạn liên quan đến cuốn sách mới Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức. 
Bạn bè đã lâu với ông Thanh, tôi có thể khẳng định mà không sợ sai rằng ông là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng; những phát ngôn hoặc bài viết của ông thường thể hiện sự suy nghĩ chín chắn, đầy đủ, vừa bao quát vừa có chiều sâu, và đặc biệt khách quan, bày tỏ thái độ cũng như cách đánh giá rõ ràng. Tuy nhiên, trong bài đăng báo Pháp luật nói trên, tôi thấy không toát lên điều ấy. 
Cũng vừa may, chiều tối, ông Cao TThanh gọi cho tôi bảo rằng ông đang rất phiền lòng vì bài gốc đã bị cắt xén, lược bớt, thay đổi cho phù hợp với ý đồ của người biên tập và tờ báo. Tôi đề nghị ông cho tôi bài gốc đã được ông chấp nhận trước khi đăng báo, và ông đã chuyển cho tôi, vậy xin đưa lên đây để mọi người cùng rõ quan điểm đầy đủ của một nhà nghiên cứu cẩn trọng.
17.1.2013
Nguyễn Thông



Phỏng vấn người kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục ở Việt Nam

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX từ góc nhìn quốc tế hóa và hiện đại hóa

Tháng 10. 2011, Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên viết về lịch sử Việt Nam dưới hai đời Thành Thái, Duy Tân của Quốc sử quán triều Nguyễn đã ra mắt người đọc (được in lần thứ hai tháng 8. 2012). Đến nay, trước thềm năm mới, tháng 12. 2012 Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ viết về lịch sử Việt Nam dưới đời Khải Định lại tiếp tục ra mắt người đọc, cả hai quyển đều do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi với anh, người kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục ở Việt Nam.

Bộ ba Điện Biên Phủ

BÁ TÂN 
    1954. Việt Nam làm chấn động địa cầu với trận đại thắng Điện Biên Phủ. Sau gần 2 tháng “khoét núi, ngủ hầm…” quân và dân ta kết thúc cuộc chiến bằng trang sử vàng chói lọi.

    Thế hệ chúng tôi sinh ra đúng dịp quân ta đại thắng, quân Pháp đại bại tại chiến trường Điện Biên. Cả một thế hệ ra đời gắn liền sự kiện lịch sự oai hùng. Và cũng rất nhiều người thuộc thế hệ là anh, là cha của chúng tôi đã phải quyết tử cho tổ quốc quyết sinh tại chiến trường này. Năm 1954 để lại sự kiện lịch sử lẫy lừng gắn liền địa danh Điện Biên Phủ.

    1972. Quân và dân ta lại tạo ra “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội. Dùng máy bay B.52 ném bom rải thảm Hà Nội là đánh vào bộ máy đầu não của “Việt cộng”. B.52 là át chủ bài của không lực Mỹ. B.52 đã bị bắn rụng tả tơi trên bầu trời Hà Nội. Bộ máy đầu não của Việt Nam không những không hề sứt mẻ mà còn hùng mạnh hơn. Một chiến tích Điện Biên Phủ trên không được ghi tạc vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972 ngay tại thủ đô Hà Nội.

Từ chuyện sợ ma với Nguyễn Thông đến hạnh Vô úy

VƯƠNG BIÊN HƯƠNG
Anh Nguyễn Thông là một người bạn vong niên của tôi. Anh luôn là người hiền hòa, đáng quý, cởi mở. Đố tìm ra người nào ghét được Nguyễn Thông.

Kỷ niệm vui nhất là một lần cả đoàn chúng tôi đi công tác ở Phan Thiết hồi năm 2005. Khi đó, chúng tôi ở trong một resort tại khu Hàm Thuận Nam. Ở đó thì thoải mái, biển đẹp nhưng cách Phan Thiết 30km. Có một hôm buồn quá mấy anh chị em kéo nhau ra thành phố chơi. Rồi đến khuya mới về. Và phương tiện chuyên chở của chúng tôi là ô tô.Đường dài nên lúc về buồn tình cả bọn ngồi kể chuyện ma.

Đúng lúc đến đoạn rùng rợn nhất thì đi ngang qua một nghĩa địa nhỏ. Trời tối đen như mực. Hằng ngày đi qua đó chúng tôi không bao giờ để ý, và chẳng sợ hãi gì. Không hiểu sao đêm hôm đó thần hồn nát thần tính thế nào, khi xe chạy ngang  bỗng dưng tất cả đều rùng mình. Rồi như là có ma đuổi, tự dưng nỗi sợ bật lên. Và không ai bảo ai, tất cả đều hú lên… (hình như bác Thông nhà ta cũng hú như mấy chị em, có khi còn hú to nhất ấy bác nhỉ, vì bác hay nói to, rõ ràng, thói quen dạy học mấy chục năm kiên cường của bác mà. Hồi bác đi dạy lấy đâu ra micro như bây giờ).

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Lại nhắc về quán cơm Nụ cười

Bạn chỉ có 2.000 đồng trong túi, bạn sẽ dùng vào việc gì khi chỉ một lần bơm bánh xe cũng hết số tiền ấy. Vậy mà người nghèo với 2.000 đồng có thể mua được nguyên một suất ăn đủ cả cơm, món mặn, canh và trái cây tráng miệng tại quán cơm "Nụ cười" do nhà báo Nam Đồng và thân hữu sáng lập, tổ chức, điều hành. Hồi đầu tháng 12.2012 tôi có một bài viết ngắn về anh Nam Đồng đăng trên trang nhà (xem lại ở đây). Bữa ni, báo điện tử VnExpress có cái video clip phóng sự ngắn về quán cơm xã hội của bác ấy. Những hình ảnh bình dị mà ấm áp. Nếu ai có dịp ngang quán tại số 4 Hồ Xuân Hương, Q.3, Sài Gòn  nhớ ghé thăm để tận mắt thấy một cách làm từ thiện vô cùng hiệu quả. Nếu bạn có chút ít (tiền bạc, vật chất) giúp đỡ người nghèo, bạn cứ gửi gắm nơi đây, bạn cứ yên tâm là nó sẽ được chuyển thẳng thành bữa ăn cho dân nghèo chứ không mất mát đi đâu cả.

Mời các bạn coi đoạn video clip của VnExpress: http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2013/01/quan-com-2-000-dong-giua-sai-gon/

16.1.2013
Nguyễn Thông

Cũng là sự lãng phí

Mình rất kính trọng các anh cảnh sát giao thông. Nhưng sử dụng cả đến trung tá để làm nhiệm vụ chỉ đường, điều tiết xe cộ thì quả là sự lạm phát sĩ quan đến mức báo động và lãng phí nhân lực, tiền bạc ghê gớm. Hồi chưa xa công việc ấy chỉ cần đến binh nhất binh nhì, hạ sĩ thượng sĩ, cùng lắm đến thiếu úy là kịch trần. Thời Pháp thuộc chỉ cần hai thày đội Min Đơ, Min Toa mà thành phố sạch làu. Nay thì...
(Ảnh lấy từ báo Công an nhân dân ngày 15.1.2013)


16.1.2013
Nguyn Thông

Bảo hiểm kiểu SHB-Vinacomin Sài Gòn: Cóc cần chữ tín, xem thường pháp luật


Ngày 22.3.2011, Công ty cổ phần Diana (bên A) có ký với Công ty bảo hiểm SHB-Vinacomin Sài Gòn (bên B) thuộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB-Viancomin (SVIC) bản hợp đồng bảo hiểm về mọi rủi ro tài sản. Tài sản bảo hiểm gồm lô hàng giấy ăn E’mos-Facial Tissue trữ tại kho Vĩnh Phúc- 50 Quốc lộ 1A, Q.Bình Tân, TP.HCM. Theo điều 1 của bản hợp đồng, bên B đồng ý nhận bảo hiểm cho tài sản theo danh mục kê khai theo “Đơn bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản” của SVIC bao gồm hỏa hoạn, nổ, động đất, đất lở, đất sụt, bão lụt, thiệt hại do nước (khác bão), tự bốc cháy… Thời hạn bảo hiểm 12 tháng, đến hết tháng 3.2012. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Diana đã thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu của bên B.

Ngày 14.7.2011 xảy ra sự cố: máng xối kho hàng bị thủng gây ướt nhiều hàng hóa trong kho, nặng nhất là làm hư hỏng lô hàng gồm 2.000 hộp giấy loại giấy ăn hiệu E’mos hộp cứng. Sau khi xảy ra vụ việc, Công ty Diana đã thông báo với Công ty bảo hiểm SHB-Vinacomin yêu cầu giám định và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ký kết. Tuy nhiên, công ty SHB-Vinacomin đã né tránh không thực hiện.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Hai cụ rỗi hơi

-Cụ ạ, làm dân là sướng nhất, chứ đóng vai cán bộ khổ lắm, chìm nổi long đong lắm.
-Ơ cái cụ này, tối qua bị cụ bà hành hay sao mà giờ lẩn thẩn, linh tinh thế.
-Cụ không nghe thì tôi về...
-Này, ở lại đã, hơi tí dỗi. Thế nào, chuyện gì vậy?
-Thì xứ Hải Phòng hoa cải nhà cụ vừa kỷ luật ông bí thư Tiên Lãng thuốc lào đó. Tưởng vi phạm pháp luật bị cảnh cáo thì phen này xuống ruộng, ai ngờ lên bờ, được điều về làm Phó giám đốc sở Khoa học-Công nghệ, lãnh đạo chỉ đạo hàng trăm hàng ngàn cán bộ nhân viên chứ ít đâu.
-Thôi cụ ơi, tay Nghĩa này còn khá chứ nhiều ông khác tham nhũng, tiêu cực, vi phạm bằng giời mà vẫn nhung nhăng cơ. Hồi rồi có ông chủ tịch Cư trên Đắc Lắc làm sai tè le, để vợ con thao túng nhũng nhiễu vẫn được trải thảm đỏ về Ban chỉ đạo Tây Nguyên, rồi trước nữa có ông bí thư đoàn quay cóp thi cử lại được điều về làm phó ban Chỉ đạo Tây Bắc, ông...
-Cụ đừng kể nữa, ví dụ có mà nói cả ngày chả hết. Lạ nhỉ, cứ sai là đá hất lên trên, nắm quyền sinh quyền sát chỉ đạo thiên hạ.
-Vậy nên làm cán bộ nó khổ thế đấy, muốn giữ yên cái ghế để khai thác mà có yên đâu. Còn dân á, ngồi tận đáy rồi, lên thì không ai cho, chả còn chỗ nào mà dúi xuống nữa, vững như bán thạch, không sướng là gì.
-Còn chỗ, nếu dân vi phạm sẽ được nhà chức việc ưu ái mời đi tù.
-Cái cụ này...

15.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay những hoạt động sai trái

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 14.1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số hoạt động vừa qua của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là việc công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam,” tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012-2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:

Đề nghị của một cựu binh đặc công thời đánh Mỹ

Anh Nguyễn Văn Thủy là một cựu binh đặc công, từng vào sinh ra tử bao lần trên chiến trường miền Nam thời đánh Mỹ. Anh đã cùng đồng đội lập nhiều chiến tích hiển hách, như thiêu cháy gần 5 triệu lít xăng kho xăng dầu Thành Tuy Hạ của quân đội Mỹ... Hết chiến tranh, anh về lại với cuộc sống dân dã, "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Từ Hà Nội, anh gọi điện cho tôi, bảo em ạ, sau khi đọc bài Anh đã về với mẹ trên báo Thanh Niên viết về anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh anh rất xúc động, coi tấm ảnh mẹ anh Chinh bên quan tài con mà không cầm được nước mắt, lại nhớ mấy năm trước anh cùng người thân cũng lặn lội vào chiến trường cất bốc hài cốt anh trai chuyển về quê nhà. Anh Thủy cũng nói thêm rằng em ơi, anh có đề nghị này, tự đáy lòng cũng như của nhiều anh em cựu chiến binh khác, chỉ mong sao được nhà nước quan tâm thực hiện. Đừng để tủi vong linh các liệt sĩ đã bỏ mình vì nước. Anh Thủy viết như thế này:

"Tôi đã đọc đi đọc lại bài viết trên báo Thanh Niên đã đưa tin về liệt sĩ Lê Đình Chinh!
Xin trân trọng cám ơn báo Thanh Niên đã có bài báo tường thuật rõ về sự hy sinh anh hùng của liệt sĩ Lê Đình Chinh!
Sắp đến ngày 17.2 là ngày đầu quân dân chúng ta đã anh dũng chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979.
Kính xin các các báo, đài phát thanh, truyền hình cả nước có hành động thiết thực để kỷ niệm, tưởng nhớ, ghi ơn các anh hùng đã anh dũng bảo vệ biên cương phía Bắc của tổ quốc chống quân xâm lược Trung Quốc.
Đây là cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc ta chống quân xâm lược Trung Quốc.
Đừng lấy lý do "nhạy cảm " mà im lặng như mấy chục năm qua thì các gia đình chúng tôi có người thân đã hy sinh sẽ lên tiếng! Không thể để vong linh các anh em đã hy sinh tủi nhục như vậy được!
Trước mắt, tôi đề nghị Đảng, chính phủ cho tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ cho khang trang.
Đến ngày 17.2 cần tổ chức lễ kỷ niệm cho đàng hoàng.
Sau nữa thì cần có lịch sử rõ ràng minh bạch: ai là kẻ xâm lược! Ai là người bảo vệ đất nước!".

Một tấm lòng trân trọng lịch sử oanh liệt của dân tộc, biết ơn liệt sĩ như thế thật đáng trân trọng. Tôi nghĩ rằng đảng, nhà nước và toàn dân cũng cùng chung suy nghĩ, tấm lòng như bác Thủy. Xin cám ơn bác.

14.1.2013
Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Bài hay trên báo Thanh Niên viết về anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh chống quân Trung Quốc xâm lược

Anh đã về với mẹ

Những ngày cuối năm Nhâm Thìn, anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh - chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc đã trở về an nghỉ tại quê hương Thanh Hóa.

Cùng những cựu binh của Trung đoàn 12, hay còn gọi là “đoàn Thanh Xuyên” năm xưa và người thân của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) vào lúc 3 giờ sáng 5.1 trong cái lạnh tê tái dưới 3 độ C của miền quan ải. Một đống lửa to được đốt lên xua đi hơi sương buốt giá để những người thân chuẩn bị các nghi lễ theo phong tục, cất bốc di cốt của anh hùng Lê Đình Chinh về quê hương bản quán. Rồi chúng tôi chia nhau thắp hương lên những mộ phần còn lại trong nghĩa trang,  những đồng đội đã yên nghỉ cùng anh suốt 35 năm nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Ngày mai anh sẽ rời xứ Lạng để trở về quê nhà trong vòng tay của người mẹ già đã cạn khô nước mắt vì chờ con.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Anh là mây trên miền cao biên giới

Nghe lại bài hát này, lòng thấy rưng rưng.

Trộm nghĩ, với bài hát như thế, tác giả như thế, giọng ca như thế mà người yêu nhạc vẫn chưa hài lòng, chắc mình cũng phải bó tay thôi. Đem đến cho bạn bè niềm vui ngày chủ nhật là điều đã khó, để lại trong tâm hồn bạn những dấu ấn một thời lại còn khó hơn. Bài hát Anh là mây trên miền cao biên giới, theo mình, sẽ làm được điều khó hơn ấy.

Về tác giả- nhạc sĩ Huy Du, và ca sĩ thể hiện- NSND Trần Khánh, mình đã viết nhiều rồi, chỉ cần vào ô tìm kiếm trên blog gõ chữ Huy Du hoặc Trần Khánh là ra ngay, nên mình không nói thêm nữa. Hai đỉnh cao đó của nền âm nhạc cách mạng sẽ cùng hội tụ trong ca khúc mà các bạn sắp nghe.

Điều mình muốn trao đổi thêm là ở chỗ khác cơ. Nhiều năm qua, dư luận xã hội cũng như bộ máy tuyên truyền, nhất là ngành tuyên giáo dường như quá chú trọng, quá tập trung vào vấn đề chủ quyền biển đảo, anh bộ đội Trường Sa, người lính nhà giàn, đảo xa mà quên đi hoặc ít quan tâm đến những con người cao quý, thầm lặng hy sinh khác. Muốn nói ở đây người chiến sĩ biên phòng. Cũng chả ai suy bì tị nạnh với bộ đội đảo xa bởi thực tế các anh ấy cần được quan tâm tối đa, bởi các anh bị cách trở, thiệt thòi nhiều. Thậm chí dành tình cảm cả nước cho các anh cũng chưa đủ. Nhưng cũng đừng quên những người lính biên phòng nơi núi cao rừng sâu đèo thẳm, nhất là biên giới phía Bắc, hằng ngày từng giờ đối mặt với những kẻ đầy âm mưu nham hiểm. Các anh dâng cuộc đời mình để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Bao nhiêu năm rồi máu đã đổ, nhiều con người đã hóa thành mây trên miền cao biên giới. Mãi mãi biết ơn các anh, mãi mãi.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Em nhớ lại một thời quá khứ

Không phải chuyện tình yêu "khúc hát mê say một thời thiếu nữ", mà là vàng, mua bán vàng. Vâng, vàng nghĩa đen trăm phần trăm. Nhớ lại mà rùng mình kinh sợ cho cái cơ chế bao cấp, ôm đồm, bó buộc thời ấy. Như một ám ảnh. Cái bóng ma đó cứ tưởng chết hẳn biến hẳn, ai ngờ giờ lại hiển hiện về mới kinh.

Nào đã xa xôi gì cho cam, nhưng năm cuối 70 - 80 chứ đâu. Sau cuộc giải phóng năm 75, tiện đà nên cách mạng giải phóng tất tần tật. Những gì của chế độ cũ, xã hội cũ đều phải xóa sạch hoặc thay đổi tận gốc. Tốt hay không tốt cũng mặc kệ, nhất thiết phải đổi cái đã. Đổi cho giống miền Bắc XHCN. Nền kinh tế thị trường của miền Nam đang phát triển tốt đẹp đã bị cơ chế bao cấp từng thống trị miền Bắc đến chiếm lĩnh một cách triệt để. Đầu năm 1977 tôi có mặt ở Sài Gòn còn kịp nhìn thấy, chứng kiến một vài "tàn dư" ưu việt của cách làm ăn tự do, cởi mở nhưng chả được bao lâu. Sau đó những gì tôi từng chứng kiến ở miền Bắc hai mươi mấy năm lại xuất hiện y chang trên đất Sài Gòn. Và càng ngày càng tệ. Chả thể quên cũng cái quán hủ tiếu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5 tôi và mấy ông bộ đội đi học thỉnh thoảng ra ăn, chưa ngồi xuống đã có người hỏi han ân cần, chỉ vài ba phút là nhận ngay tô hủ tiếu nóng hổi. Giá cả bình dân dù lương thực đang rất khó khăn. Nhưng năm 1979 chính quyền đứng ra quản lý tất, kể cả quán hủ tiếu, tiệm cắt tóc, chụp hình, sửa xe... Muốn ăn hủ tiếu phải xếp hàng mua phiếu, có một cô kế toán mặc trang phục quốc doanh đến ghi số kiểm đếm doanh thu, chờ phờ râu sùi mép cũng không thấy hủ tiếu. Chủ hàng thấy kiểu cách vậy nên chán nản chả muốn bán, còn khách hàng bực bội không chịu được cũng thưa thớt dần. Cả một nền sản xuất, dịch vụ u ám thê lương như cái đám ma. Kéo dài suốt bao năm gây khổ cho biết bao người.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Mình muốn can bác ấy một câu

Tân trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh bữa ni phát biểu hơi hăng. Bác ấy vừa với tư cách trưởng ban, vừa đương kim Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã không rụt rè tí nào khi tuyên bố sẽ bắt ngay những kẻ tham nhũng, hại dân, làm nghèo đất nước, trước hết trong hệ thống ngân hàng và đầu tư xây dựng cơ bản. Mình thấy cử tọa lắng nghe chăm chú, vỗ tay hoan hô quá trời. Mình coi hình ảnh cũng định vỗ tay nhưng chợt khựng lại.

Vẫn biết trong cơ chế đảng lãnh đạo, quyền của đảng rất to, điều gì cũng có thể làm được nên với việc bác Nguyễn Bá Thanh, một người đứng đầu Ban của đảng, lại đứng đầu đảng bộ một thành phố, nhân vật quan chức số 1 của địa phương, thì đòi bắt ai mà chả được, chả có gì ghê gớm. Nhưng ở một đất nước còn có hệ thống pháp luật, mọi hành vi đều phải tuân theo pháp luật thì không thể bác Thanh cứ muốn làm gì thì làm. Việc ấy hãy để cho các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an, kiểm sát, thanh tra, tòa án) thực thi. Đảng đứng ra làm luôn thì họ thất nghiệp hết. Vả lại nói kiểu bác Thanh thì người nghe sướng cái bụng nhưng dư luận sẽ nghĩ đảng bao cấp, ôm đồm, thâu tóm tất tần tật, sẽ rất có hại cho uy tín của đảng.

Cũng khuyên bác lưu ý mấy trường hợp đã qua. Khi ông Vương Đình Huệ lên làm thượng thư Tài chính, ông Đinh La Thăng ngồi ghế thượng thư Giao thông, hai ông ấy cũng phát ngôn khiếp lắm, thậm chí dân gian gọi là nổ, chém gió tưng bừng. Lúc đầu cũng tạo được sự hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng, hy vọng; còn bây giờ thế nào thì bác biết rồi đấy, nhà em chả cần biên ra đây làm gì. Đi theo vết xe đổ của các ông ấy chỉ có những kẻ kém trí. Mà bác, theo nhà em, không phải típ người ấy.

Và cũng phải nói nhỏ với bác. Cuộc đời phức tạp lắm. Nó cứ quanh co, uốn éo, hầm hố, hiểm nguy... chả biết thế nào mà lần. Dân theo đạo Hòa Hảo đúc kết rằng "vậy mà không phải vậy". Bác đừng giở võ ra quá sớm, biết đâu chưa kịp thụi nó thì nó đã cho mình lên bờ xuống ruộng. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Lúc này thế và lực của bọn tham nhũng đang tột đỉnh, ngất trời; lại cộng thêm cực kỳ nham hiểm tàn bạo, vì vậy buổi đầu ra quân xin bác cứ nhớ nguyên tắc "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu thắng mạnh/ Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều". Bác cứ bình tĩnh, lặng lẽ chắc ăn mà làm, đừng hở sườn sớm thế.

Vậy, bác Thanh nhé.

10.1.2013
Nguyễn Thông


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Gửi những người bạn của thầy Nguyễn Văn Vy

Mới 7 giờ sáng, tôi nhận được cuộc điện thoại lạ, dường như từ nơi xa lắm. Tôi a lô giả nhời, mãi sau mới có giọng nghẹn ngào, con đây, Vũ đây, con báo tin cho ba Thông má Phiêu biết má con mất rồi, vừa mất. Má con vào nhà tắm, bị trượt té không ai hay, khi mọi người biết thì đã muộn.

Cuộc điện thoại đến từ nước Úc xa xôi làm tôi bàng hoàng. Vậy là người bạn thân thiết của chúng tôi đã ra đi ở nơi đất khách quê người. Mới gặp hồi tháng 10 còn chuyện trò ríu rít. Bà xã tôi chợt nhớ hôm ấy Châu bảo biết đâu lần gặp này là lần cuối cùng, sau này chả biết có về được không. Một sự linh cảm chăng? Nếu vậy thì cuộc đời đầy những bất ngờ trong sự sắp xếp sẵn. Thương thay.

Người vừa ra đi mà tôi nói ở trên là Nguyễn Thị Châu, vợ của thầy Nguyễn Văn Vy, nguyên giáo viên Văn trường Dự bị đại học Tiền Giang, sau là Dự bị đại học TP Hồ Chí Minh. Vy mất năm 1999 khi mới 47 tuổi. Nay lại đến lượt Châu, người vợ yêu thương tần tảo của Vy, bỏ nơi dương thế để về với chồng. Chả biết có thế giới bên kia không cho hai người sum họp nhưng chúng tôi những người chưa trả hết nợ đời thì buồn biết bao nhiêu.

Thầy Nguyễn Văn Vy là bạn tôi nhiều năm, kể từ khi học đại học Tổng hợp Hà Nội đến mãi về sau này cùng dạy chung trường Dự bị. Vy quê Thủy Nguyên, tôi Kiến Thụy, cùng đất Hải Phòng. Vy khóa 16 ra trường trước tôi 1 năm, đầu năm 1976 đã khăn gói ba lô một mình vào Sài Gòn, năm sau đến lượt tôi, cũng một mình ba lô khăn gói như thế. Mấy chục lứa học sinh dự bị đại học đã gắn bó với chúng tôi, rồi đường đời rẽ nẻo. Vy suốt đời chỉ chuyên chú vào việc dạy học, đến lúc chết vẫn còn cầm giáo án trên tay. Một cơn suyễn bất ngờ kéo đến quật ngã Vy lúc bạn tôi đang chuẩn bị đến trường. Cứu không kịp. Bao nhiêu dự định dở dang ở tuổi 47 tươi trẻ. Sau khi Vy mất, mẹ con Châu đùm bọc nuôi nhau trong cảnh nghèo khó, chật vật. Châu tốt nghiệp Đại học sư phạm TP.HCM khóa 77-81, là giáo viên văn giỏi của trường cấp 3 Nguyễn Thị Minh Khai nhưng những năm đó gia đình bình thường sống còn khó khăn, huống chi đã gẫy cây cột trụ. Cứ cố gắng, cố gắng mãi cũng tàn hơi dù nghị lực và sự đảm đang, sự nhân hậu có thừa. Đến khi không thể trụ được nữa, vả lại cũng không thể nhìn mãi những kỷ vật kỷ niệm đau buồn gợi nhớ đến chồng đến cha, cuối cùng mẹ con Châu đã quyết định rời quê hương sang định cư ở Úc. Mấy năm sau, đám cưới Vũ, con trai lớn của Vy Châu tổ chức ở Sài Gòn, tôi là người thay Vy để nhận những lời chúc mừng của người thân, bạn bè. Dù cách trở xa xôi nhưng hai gia đình chưa bao giờ xa cách. Mỗi lần Châu và các con về lại là niềm vui sum họp. Châu ở bên đó vẫn chăm chỉ cần mẫn đi làm, tự mình sống, tự mình lo cho mình và các con. Cứ ngỡ những buồn đau đã lùi dần vào dĩ vãng, để mấy mẹ con bà cháu hưởng chút lộc đời. Ai ngờ...

Vậy là cả Vy và Châu đã đi rồi. Đi mãi mãi. Cầu mong cho hai bạn tôi linh hồn thanh thản chốn vô biên.

Tôi buồn viết những dòng này cũng là để gửi đến những người bạn, những đồng nghiệp, những học trò của thầy Vy ngày nào, của Châu nữa, cùng thêm lời nguyện cầu cho Châu siêu thoát về cõi Phật.

Khuya 9.1.2013
Nguyễn Thông

Tàu đổ bộ Trung Quốc đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Bài trên báo Giáo dục Việt Nam (xem ơ đây). Có thể coi đây là hành động khiêu khích trắng trợn, vi phạm  nghiêm trọng nhất chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc kéo sát đảo Thị Tứ, Trường Sa

Thứ tư 09/01/2013 14:09
(GDVN) - Chiến hạm đổ bộ Trung Quốc không chỉ xuất hiện gần đảo Thị Tứ mà còn đem theo cả xe lội nước đổ bộ và binh lính Thủy quân lục chiến đi cùng.
Tờ Philistar ngày 8/1 đưa tin, một chiến hạm đổ bộ Trung Quốc đã xuất hiện gần đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), đảo Thị Tứ hiện do Philippines chiếm đóng với tên gọi Kalayaan hoặc Pag-asa.
Sự xuất hiện của tàu chiến này dấy lên mối lo ngại về những động thái của Bắc Kinh nhằm "tiếp tục mở rộng sự thống trị của hải quân Trung Quốc" trên toàn khu vực, một quan chức địa phương cho biết.

Eugenio Bito-onon Jr, "Đảo trưởng Kalayaan thuộc tỉnh Palawan", người đứng đầu cơ quan hành chính Philippines thiết lập trên đảo Thị Tứ cho biết, chiếc chiến hạm đổ bộ Trung Quốc không chỉ xuất hiện gần đảo Thị Tứ mà còn đem theo cả xe lội nước đổ bộ và binh lính Thủy quân lục chiến đi cùng.

Chiếc tàu chiến đổ bộ này là một trong sáu chiếc tàu chiến Bắc Kinh đã thông báo duy trì hoạt động (trái phép) thường xuyên trong khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thể hiện tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của mình trên gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.


Bài hay trên báo Sài Gòn tiếp thị

Luật sư Lê Đức Tiết
“Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ"

SGTT.VN -  “Nếu toà án có cơ sở để kết luận quyết định thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là đúng; tức kết luận của Thủ tướng rằng huyện thu hồi, cưỡng chế đều sai cũng là sai thì lúc đó mới buộc tội ông Vươn là chống người thi hành công vụ”, quan điểm của luật sư Lê Đức Tiết, phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn Dân chủ và pháp luật (thuộc uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh kết luận điều tra và bản cáo trạng mới đây của các cơ quan công quyền đối với vụ việc liên quan đến ông Đoàn Văn Vươn và các cá nhân khác trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng – Hải Phòng cách đây gần tròn một năm.

Chắc ông đã nghe những diễn biến mới nhất của vụ việc, là kết luận điều tra của Công an Hải Phòng và bản cáo trạng của viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng?

Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình.
Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình. Không ai có thể tự làm quan toà cho chính mình.

Bất nhân thất đức

Phải nói ngay bọn hải quân Trung Quốc là bọn rất khốn nạn. Trong khi nó mò đến cảng Sài Gòn được chủ nhà tiếp đón trọng thị, đưa rước đàng hoàng, với đủ thứ lễ nghi thì ngược lại chúng đối xử với ngư dân nước chủ nhà không bằng con vật. Chưa bàn đến chuyện Hoàng Sa của ai nhưng khi người dân lương thiện đang chới với giữa biển khơi cần sự giúp đỡ đáng nhẽ phải ra tay cứu giúp, ngay cả kẻ tầm thường cũng không nỡ lòng đẩy đuổi họ thì bọn hải quân anh em đồng chí này lại một mực cấm cản bà con ta vào trú ở Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong gió giật cấp 7 cấp 8, hai chiếc thuyền ngư dân Việt nhỏ bé mỏng manh có chịu nổi không? Nếu họ chìm xuống biển, ai chịu trách nhiệm? Bắt đền bọn hải quân Tàu cộng chăng? Giờ tôi chỉ mong trời yên biển lặng cho bà con trở về an toàn. Tôi chỉ trông mong vào ông giời chứ không vào bất cứ điều gì thứ gì khác. Càng không thể vào bọn bất nhân thất đức, khốn nạn.

Tàu cá Quảng Ngãi bị hải quân Trung Quốc ngăn cản vào Hoàng Sa tránh gió

Ngày 8.1, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã đề nghị Ủy ban Quốc gia TKCN, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao xem xét, có biện pháp giúp đỡ một tàu cá bị nạn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

Nói tí ti về hai điều

Mấy ngày nay thiên hạ nói nhiều bàn nhiều, mình vẫn im lặng. Giá như dạo trước thì đã sùng sục lên rồi. Cũng đang tự bắt bệnh mình xem có cần thuốc đặc trị như mấy thầy thuốc nhân dân nói không hay cứ tự uống xuyên tâm liên là được. Vậy thì nói tí ti thôi, bởi ủ bệnh cũng nguy hiểm cho sức khỏe lắm.

Điều thứ nhất liên quan đến việc các nhà chức việc nhớn vừa liên tiếp ra những nghị định quy định về nếp sống xã hội, cụ thể là cưới hỏi, tang ma, chúc tết. Cưới thì không được quá 50 bàn hoặc 300 người dự; tang ma thì không quàn quá 3 ngày, vòng hoa chỉ có 7 cái luân phiên, cấm tiệt quan tài kính; tết thì lãnh đạo không đi chúc các địa phương nữa, ngoài ra cấp dưới không được đến nhà cấp trên chúc này nọ. Đại loại trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức, tránh những kẽ hở dễ bị lợi dụng để làm điều không hay... Thực ra những biện pháp đó mình ủng hộ, chả có gì phải phản ứng, thực hiện được thì tốt thôi (chỉ riêng vấn đề quan tài kính thì mình nói thẳng toẹt rằng đứa nào đề xuất điểm này quả ngu quá, lợi đâu chưa thấy, chỉ để dư luận bẻ queo bẻ quẹo tinh vào chỗ nhạy cảm).
Nhưng tất cả những thứ quy định đó chỉ xứng tầm văn hóa làng xã chứ không phải quốc gia, hay nói đúng hơn chỉ là một dạng nội dung hương ước mà ta có thể gặp ở bất cứ vùng nông thôn nào xứ ta. Và để ra được thứ hương ước nghị định ấy, chỉ cần vài cụ già trong làng ngồi với nhau bên ấm trà, cút rượu, bàn bạc và thông qua, chứ cần chi cả một đội ngũ hùng hậu ăn lương nhà nước. Tưởng rằng tiết kiệm, hóa ra lại cực kỳ lãng phí. Chỉ có những bộ máy không chuyên nghiệp, lỏng lẻo, nhàn cư mới vẽ ra được những thứ bất cập, thiếu tầm như thế.

Điều thứ hai là chuyện ông Việt kiều Ly Sam thắng kiện những 55 triệu đô la Mỹ sau một vụ kiện hồi hộp, gay cấn, đầy kịch tính. Không biết đã có nhà viết kịch bản hoặc nhà làm phim nào xí cái cốt truyện này chưa. Đủ để giật giải Cánh diều vàng, Bông sen vàng, thậm chí Quả cầu vàng hoặc Oscar đấy. Chỉ nghĩ thế này: Đã lâu lắm rồi mình mất lòng tin vào hệ thống luật pháp, tòa án, luật sư xứ ta. Cứ xem người ta xử biết bao nhiêu vụ là biết rồi. Vụ Ly Sam này mình cũng chắc mười mươi bên nguyên sẽ thua lấm lưng trắng bụng, bởi nghĩ đơn giản tòa nào lại đi xử thắng cho thằng chơi bài chơi bạc bao giờ (không kết tội là còn may). Tiền thắng cờ bạc là tiền giời ơi, pháp luật thèm không bảo vệ cũng làm gì được nhau nào. Cứ xử thắng cho bên bị để còn được tiếng bảo vệ nhà đầu tư, để lấy tiếng mà thu hút dòng vốn nước ngoài... Nhưng không, luật pháp đàng hoàng đã chứng tỏ không cái gì có thể ngồi xổm lên luật pháp. Cứ đúng luật mà làm, mà xử, mà phán quyết. Có nhẽ lần đầu tiên luật pháp, tòa án xứ ta đã tiếp cận được công lý. Chả biết có đúng hay không?

9.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Chân trần giá rét

Tôi không hề có ý nhại tên cuốn sách Chân trần chí thép của tướng Mỹ James G. Zumwalt do ông bạn tôi, nhà báo Đỗ Hùng dịch ra tiếng Việt gây xôn xao một thời. Tất cả chỉ là sự thực trần trụi trong ảnh mà thôi. Xem bức ảnh của do nhà báo Lê Đức Dục chụp, đăng trên blog của nhà báo Mai Thanh Hải, ai chẳng cuộn lòng thương các em. Dẫu chưa đến mức "bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi...", các em đang vỗ tay chào đón ai đó thôi, nhưng bàn tay vỗ ngây thơ và đôi chân trần lấm lem tái ngắt vì lạnh (3 độ C) sao mà tương phản quá.

Đài vừa thông báo bản tin thời tiết miền núi phía bắc đang kéo dài đợt rét đậm rét hại, nhiều nơi xuống đến 2 độ C, trong đó có huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu của các em. Do điều kiện cá nhân, tôi không có khả năng thực hiện quyên góp kiểu "Cơm có thịt" như bác Trần Đăng Tuấn, chỉ nêu lại lên đây để các nhà chức việc hãy đeo kính vào nhìn rõ cảnh đời thực để có hành động an dân thiết thực, cụ thể, chứ đừng hô hào chính sách là xong. Chẳng hạn phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có thể ngưng vài cuộc lễ tân ở thủ đô, phi ngựa đem giày dép, quần áo ấm của nhà nước đến ngay với các cháu được không?

Bao giờ cái gọi là "an sinh xã hội được bảo đảm" mới đến được với những em bé tội nghiệp này?

Ảnh: Lê Đức Dục
7.1.2013
Nguyễn Thông

Tôi có niềm hãnh diện

Mặc dù tôi chỉ là con kiến không có tí ti công lao gì về điều ấy nhưng niềm hãnh diện vẫn cứ muốn bộc lộ ra.

Mới đầu buổi sáng, thầy Trần Mạnh Hảo, nguyên giáo viên toán Trường Dự bị đại học TP.HCM, một tay dạy toán sừng sỏ đất Sài Gòn gọi cho tôi. Thầy bảo tức quá tức quá, nhưng sau đó lại tuyên dương "chỉ có báo Thanh Niên, tờ báo duy nhất dám gọi thẳng, chỉ thẳng việc anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh bị giết hại bởi quân Trung Quốc xâm lược". Thầy nói, càng khâm phục Thanh Niên bao nhiêu, càng thấy sự im lặng, né tránh, vòng vo của đám đông kia thật là quái dị. Vô cùng quái dị, thầy Hảo lặp lại. Thầy cũng nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến những người lãnh đạo bản lĩnh của báo Thanh Niên, mong tờ báo mãi giữ được tính chiến đấu như thế. Tôi thưa với thầy thực ra điều này xét về bản chất quá đỗi bình thường, tuy nhiên khi tất cả co vòi như thế thì cũng rất đáng ghi nhận.

Để rõ tâm trạng thầy Hảo, mời quý vị đọc lại 2 bản tin trên báo Thanh Niên:

Đưa hài cốt anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh về quê nhà

Ngày 5.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và gia đình, cùng đại diện Ban liên lạc Trung đoàn 12 tổ chức cất bốc, đưa hài cốt anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh từ Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) về quê nhà tại Thanh Hóa.

Sáng nay 6.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa và UBND TP.Thanh Hóa tổ chức lễ an táng hài cốt của anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa.
Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh hy sinh trên biên giới phía bắc ngày 25.8.1978 khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Anh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Thanh Niên đã từng thông tin). Đến nay, sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía bắc, hài cốt anh hùng Lê Đình Chinh được đưa về an táng tại quê hương.
Ngọc Minh
(bản tin gốc xem tại đây)

Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh

(TNO) Sáng 6.1, tại nghĩa trang Hàm Rồng (TP.Thanh Hóa), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, UBND TP.Thanh Hóa, Ban liên lạc Trung đoàn 12 và gia đình đã tổ chức Lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh.

Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16.2.1975, ở đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng).
Sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới, năm 1978, đơn vị của anh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 25.8.1978, Lê Đình Chinh đã hi sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc.
Ngày 30.8.1978, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.
Sau khi hi sinh, Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc.
Sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía Bắc, hài cốt của Lê Đình Chinh đã được đưa trở về an táng tại quê hương.
Ngọc Minh
(bản tin gốc xem tại đây)

Tấm ảnh này của phóng viên Thái Sơn, được báo Thanh Niên sử dụng đầu tiên

7.1.2013
Nguyễn Thông
 

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Điểm lại chính mình

Ông Nguyễn Bá Thanh nhận ấn thượng thư
Dư luận ồn ào xì xào bàn tán
Nhưng tôi không viết không bàn không tán
Các vị đã bằng lòng chưa?

Anh em ông Vươn bị khép tội giết người (hơ hơ)
Án tử hình treo trên đầu lơ lửng
Tôi thương họ nhưng cũng không lên giọng
Các vị đã bằng lòng chưa?

Trung Quốc đểu lại cố tình khiêu khích
Đưa tàu mẹ tàu con tràn ngập biển nước mình
Lòng căm giận sục sôi nhưng tôi nín lặng
Các vị đã bằng lòng chưa?

Tôi chỉ véo von chân dài chân ngắn
Cô này hở lưng, cô kia trắng nõn
Văn nghệ văn gừng lạc lõng vô duyên
Chẳng để cho ai đọc phải buồn phiền
Các vị đã bằng lòng chưa?

Nhưng ngày mai giặc Tàu chiếm Trường Sa
Hỡi các vị đừng ngăn tôi nữa
Không chịu đi với nhân dân
Lúc ấy hối thì đã muộn.

5.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Bài hát tặng bạn ngày chủ nhật: Câu hò trên bến Hiền Lương

Nghe tin nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang chống chọi với cơn thập tử nhất sinh trong bệnh viện, tôi chỉ cầu mong cho ông vượt qua được cái ngưỡng tai quái của tạo hóa lần này, để sống thêm nữa mà thụ hưởng ơn đời. Với một người có quá nhiều đóng góp cho cuộc sống như ông, điều mong mỏi đó là hợp lẽ, đạo lý.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, sinh năm 1931 quê tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Điều khá thú vị là tôi khá rành rẽ vùng này bởi xã quê vợ tôi cũng cùng huyện Chợ Mới, chỉ cách xã Mỹ Hiệp quê ông vài cây số. Mỗi lần về đó tôi đều được nghe những chuyện bộc lộ niềm tự hào của người xứ Chợ Mới về những nhân vật nổi tiếng đã sinh ra từ đây, trong đó nhiều nhất là phát ở lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Hoàng Hiệp tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đi tập kết ra Bắc. Ông nổi danh ngay từ sáng tác có thể nói là đầu tiên, ca khúc Câu hò trên bến Hiền Lương, viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao. Điều lạ là sau này hình như người ta chỉ nhắc đến Hoàng Hiệp mà ít khi nêu tên vị nhạc sĩ viết cùng ông. Tôi có nghe kể chính Hoàng Hiệp có lần phải lên tiếng đề nghị đừng để ông đứng tên một mình, như thế không phải đạo. Và điều lạ nữa là cái tên ban đầu của bài hát Câu hò trên bến Hiền Lương do hai ông đặt đã bị người ta, chả biết từ bao giờ, rất tùy tiện vô lý, đổi thành Câu hò bên bến Hiền Lương hoặc Câu hò bên bờ Hiền Lương. Có lẽ biết thân biết phận không thể làm gì được bộ máy tuyên truyền nên hai tác giả đành ngậm ngùi chấp nhận.

Thương nhau như thế bằng mười phụ nhau

Sự ra đi của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng mấy ngày qua dấy lên niềm tiếc thương của cộng động xã hội, nhất là cộng đồng mạng. Có lẽ không cần phải viết thêm gì nữa về con người rất người này, chỉ cần biết rằng cuộc sống chúng ta ngày càng thiếu những tấm gương như thế.

Anh Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng (ảnh của báo Dân Trí)

Nhiều người đã ca ngợi anh. Tôi vừa đọc được những lời ca ngợi tiếc thương của nhà thơ Q., lãnh đạo cấp cao của một tờ báo. Bài thơ có tên Nam mô a di đà. Nhà thơ viết:

Thiên sứ giáng trần
Mang hình tuẫn nạn
Thế mà giúp bạn
Thế mà giúp tôi...

Bao việc nâng đời
Rồi về cõi Phật
Anh thành bất diệt
Trong lòng chúng sinh.

Phải công nhận tài nhả ngọc phun châu của thi sĩ. Chỉ tiếc một điều nhà thơ dường như không nghĩ mình viết về ai, cho ai. Theo tôi được biết, anh Nguyễn Công Hùng là người theo Thiên chúa giáo, một con chiên ngoan của Chúa. Nghị lực sống mãnh liệt cộng đức tin Công giáo đã giúp Phanxicô Xaviê Nguyễn Công Hùng vượt qua bao nỗi khó khăn cơ cực. Dù chưa xong nhiệm vụ ở cõi đời nhưng Đức Chúa gọi về thì anh về nước Chúa.

Tín ngưỡng, đức tin là điều rất thiêng liêng, không phải cứ nói thế nào cũng được. Bảo một người Công giáo về cõi Phật thì biết bao giờ mới đến nơi, đó là chưa nói đụng tới phần nhạy cảm mà ai cũng biết rằng khó nói ra. Thương nhau như thế bằng mười phụ nhau, thà để trong lòng.

Hình như nói lấy được, nói nhưng không biết mình nói gì là căn bệnh khá nặng của không ít vị chức sắc thời nay.

5.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

3 bài thơ của Thái Kế Toại

Anh Thái Kế Toại là bậc đàn anh của mình. Trong giới văn nghệ, nhiều người biết anh với cái tên nhà thơ Lê Hoài Nguyên. Trong đời sống xã hội, anh từng giữ chức vụ quan trọng về an ninh văn hóa, hàm đại tá A25, nổi tiếng với việc chiêu tuyết cho nhiều nhà văn nhà thơ nhóm Nhân văn giai phẩm bị hàm oan, có những nhận xét, đánh giá công phu, công bằng về nhóm này.

Anh Toại vào học khoa Văn, Tổng hợp từ khóa 13, sau đó nhập ngũ. Mãi khóa 19 mới về học lại nhưng hồi tụi K17 chúng mình còn đang mài đũng quần trên ghế giảng đường thì đã nghe rất nhiều về anh Toại cũng như các anh Nguyễn Tri Nguyên, Nguyễn Duy Nhuệ (Nguyễn Duy), Triệu Xuân Điến (Triệu Xuân), Trần Nho Thìn... Các thầy thường lấy sáng tác của các anh làm ví dụ khi giảng dạy sinh viên khóa sau. Phải nói Văn khoa Tổng hợp những năm tháng ấy quá nhiều người tài hoa, cung cấp cho nền văn nghệ nước nhà những con người có tâm có tầm thật sự.

Dành cho K17 văn khoa: Cây nhà lá vườn kỷ yếu


Gần giờ nghỉ trưa, đang nhấp nhổm loay hoay tìm chiếc chìa khóa xe máy bỏ lạc chỗ nào thì nghe điện thoại của em Hồng Vân văn phòng "anh ơi, có bưu phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng, anh xuống lấy ngay nhé". Mình biết ngay nghĩ ngay đến kẻ thủ phạm đáng yêu gây ra vụ này: Lê Thanh Nga. Chả là y thị được Ban tuyên giáo K17 giao cho nhiệm sự phải tống đạt cuốn kỷ yếu đến các đương sự ở xa (như mình chẳng hạn) đang ngóng cổ chờ. Và hay, chỉ trước đó mươi phút, Thu Thủy gọi tê lê phôn hỏi Thông ơi đã nhận được sách Nga gửi chưa, mình bảo chưa, lòng thầm khấn thị Nga có linh thiêng thì sai khiến bọn bưu điện chuyển mau mau cho em, ai ngờ uy lực của thị ghê thật, có liền. Mình nhờ Thủy nếu điện thoại cho Nga tức thời thì nhớ cho mình ăn theo cám ơn một tiếng. Mà nghĩ Nga cũng chẳng cần ơn huệ bởi xưa nay y thị chỉ chuyên làm điều tốt, đó là chuyện quá đỗi thường tình, với đứa nào cũng thế, đối xử chỉ có tốt trở lên. Không giận ai bao giờ, nói xấu ai bao giờ, tuyền lo toan tháo cởi những bất hòa (mà K17 lại sẵn). Người thế xưa nay hiếm.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Thơ cũng không được làm

Hai mươi năm trước, và những năm trước nữa, vào tầm này, mình từng phân tích cho học sinh trường DBĐH về những bài thơ của cụ Hồ Chí Minh trong tập Ngục trung nhật ký. Bao giờ cũng từ bài mở đầu được cụ viết ở ngoài bìa cuốn sổ con con ấy. Nay sực nhớ lại, và hiểu rằng thơ vẫn chưa phải là lối thoát cho tâm hồn. Làm thơ ư, không được làm; ngâm thơ ư, cấm tiệt! - bà xã mình bảo thế. Nghĩ mà thương thơ, thương mình.

Biên lại đây bài thơ của cụ Hồ, như nương nhờ sự chia sẻ của bậc tiền nhân với thế hệ sau. Con xin cám ơn cụ.

老夫原不愛吟詩
因為囚中無所為
聊借吟詩消永日
且吟且待自由時

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi
Nhân vị tù trung vô sở vi
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật
Thả ngâm thả đãi tự do thì

Bản dịch:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm đợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

3.1.2013
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Dành cho K17 văn khoa: Ông Xuân Ba tìm về nơi vắng vẻ

Nhưng ông ấy không dại đâu. Mỗi chuyến bước ra khỏi nhà, dù đi chơi nhưng cũng gom góp viết được ối thứ. Mà hay. Thế mới tài.

Được cái ông ấy thương mình, có cái đếch gì cũng rộng rãi cho. Còn mình thì cả nể nhẹ dạ (nếu là đàn bà chắc phải vào Từ Dũ hospital liên tục), thứ nào ông ấy ban cũng thích. Chả hạn thứ này. Ông ấy mail cho mình:

Cái lúc còn 2 phút nữa là giao thừa thì tao chìa cho Bá Tân coi mấy câu cảm khái của mày trên blog!
Như thường lệ, suốt 12 năm nay, giao thừa Dương lịch là tao về quê để tụ bạ với mấy ông bạn đồng niên lẫn vong niên.
Cái ông ông tóc dài trắng xóa là nhà thơ Nguyễn Văn Hiếu hiện ở Tân Bình, Sài Gòn.
Dự cuộc ngó lửa có nhà văn Phạm Hoa. Nhà điêu khắc Hoàng Nhân (tác giả tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa).

Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha

Đầu năm đã lắm anh khùng
Cậy mình có lưỡi dài thoòng múa may
Trời có cao, đất có dày
Cầu cho vận hạn đất này qua mau

Chúng còn múa, khổ còn lâu.

3.1.2013
Nguyễn Thông

(Lưu ý: Cái này mình chỉ để "tặng" một anh ký giả ở tờ báo vừa vừa thôi, các bác chớ hiểu nhầm mà bàn lung tung nhé. Xin cám ơn)


Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Lời chúc đầu năm

ĐĂNG HUY VĂN (tiến sĩ, nhà thơ)


Chúc đất nước đang bước vào xuân mới
Năm Hai Ngàn Mười Ba bao hy vọng ngập tràn
Chúc kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua khủng hoảng
Chúc độc lập - tự do lịch sử sẽ sang trang

Chúc các oan hồn Hoàng Sa sẽ được toàn dân tiếp đón
Đưa tên tuổi của các anh về nơi đất mẹ, quê cha
Như những người anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc
Trong trận chiến chống Tàu sang cưỡng chiếm Hoàng Sa[1]

Chúc các chị các anh đang còn trong tù ngục
Ngày trở về với tự do không còn phải chờ lâu
Chúc những người yêu nước đang xuống đường tranh đấu
Hãy bền gan vì một Việt Nam không nô lệ giặc Tàu

Chúc Quốc hội nước nhà biết tăng cường giám sát
Để chúa nhũng, quan tham bớt ăn chặn tiền dân
Khiến kẻ giàu càng giàu lên mặc dân đen điêu đứng
Nếu vẫn muốn mang danh “Người Đại Biểu Nhân Dân”